(Hoàng Trần ) - Ráy tai có tác dụng như một lớp màng chắn phòng ngừa nguy cơ
tấn công của côn trung, nước, bụi bẩn, vi khuẩn…gây nên những rắc rối
cho tai.
Hỏi: Thưa bác sĩ tôi thường có thói quen lấy ráy tai hàng ngày, nhất là sau mỗi khi tắm. Tuy nhiên, tôi không rõ đây có phải là một thói quen tốt và tôi có nên duy trì thói quen này không? Cách lấy ráy tai an toàn nhất?
Trả lời:
Theo MC, ráy tai thực chất là một hiện tượng được coi là “sinh lý” bình thường. Nhiều người thường ngoáy tai thường xuyên để “tống khứ” ráy tai ra bên ngoài vì cho rằng nó rất bẩn và đang sợ.
Thực chất ráy tai lại có tác dụng như một lớp màng chắn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tấn công của côn trung, nước, bụi bẩn, vi khuẩn…gây nên những rắc rối cho tai.
Vậy nên ráy tai không những không đáng sợ mà thậm chí còn có những tác dụng nhất định của nó.
Ngược lại nếu lấy ráy tai thường xuyên là sở thích của bạn thì bạn lại có thể là nạn nhân của chứng viêm tai, thậm chí giảm khả năng của thính lực. Đây chính là câu trả lời bạn cần biết, rằng lấy ráy tai thường xuyên không hề có lợi.
Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà để ráy tai ùn ứ trong tai vì nó sẽ gây nên cảm giác khó chịu và cũng ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai. Ráy tai quá “đông đúc” sẽ khiến lỗ tai bị bít lại, tất yếu sẽ dẫn đến hệ lụy “nghễnh ngãng”, khó nghe, Trên thực tế có 2 – 6% số người gặp rắc rối khi nghe do nguyên nhân này.
Không có quãng thời gian cố định cho tần suất của việc lấy ráy tai vì không nên lấy ráy tai thường xuyên, chỉ nên lấy khi cần thiết, khi thấy hiện tượng ráy tai xuất hiện nhiều, có cảm giác ngứa và khó chịu.
Cách lấy ráy tai an toàn nhất là trước khi lấy nên nhỏ vào lỗ tai một vài giọt dung dịch nước cất, nước ấm hoặc tinh dầu mua tại hiệu thuốc để làm cho ráy tai mềm hơn. Sau đó khoảng vài phút dùng dụng cụ chuyên dụng để mang “sản phẩm” này ra bên ngoài, ráy tai được làm mềm sẽ giúp bạn dễ dàng “vận chuyển” nó ra bên ngoài hơn và không gây cảm giác đau đớn.
Nên nhớ không nên dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai vì nó cũng rất nguy hiểm. Không nên dùng chung dụng cụ này với ai vì trong quá trình lấy ráy tai, làn da tai mỏng manh có thể bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Nếu bạn không tự tin với khả năng của mình thì hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia làm công việc này.
Lau rửa tai thường xuyên mỗi ngày là cách hiệu quả để loại trừ bụi bặm, vi khuẩn bám xung quanh tai, đồng thời cũng hạn chế sự xuất hiện của ráy tai.
Hoàng Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét