Hoàng Trần là doanh nghiệp hoạt động từ năm 2005, một trong những nhà phân phối, đại lý nước uống đầu tiên áp dụng ISO 9001: 2008 vào hoạt động kinh doanh. Có thể gọi Hoàng Trần là một thị trường nước uống thu nhỏ có chất lượng. Địa chỉ : 25 Mê Linh , P 19 , Bình Thạnh TP.HCM Hotline : 0918 810 384 Website : www.nuocuongnhanh.com

Hoang Tran is business activity since 2005, one of thedistributors, agents drink the first application of ISO9001: 2008 on business. You can call Hoang Tran is aminiature water market quality. Address: 25 Me Linh, P 19, Binh Thanh ,HoChiMinh City Hotline:0918 810 384 Website:www.hoangtran.com.vn or www.sesentir.com

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Hôn nhân khác chủng tộc đạt mức kỷ lục ở Mỹ

Hoàng Trần  - Hôn nhân giữa các chủng tộc và sắc tộc khác nhau đã đạt đến con số kỷ lục ở Mỹ khi những điều cấm kỵ trong xã hội đa dạng nhất thế giới này đang dần bị xóa mờ.

Cặp vợ chồng Alex (da trắng) và Kristine Smith (gốc Philippines) cùng cô con gái 8 tháng tuổi Holly ở California. Ảnh: WSJ
Khoảng 15% các cuộc hôn nhân ở Mỹ năm 2010 là giữa những người không cùng chủng tộc hay sắc tộc, nhiều gấp đôi so những năm 1980, theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu Pew ngày 16.2. Trong số đó, 9% người da trắng, 17% người da đen, 26% người gốc Tây Ban Nha và 28% người gốc châu Á có tình trạng hôn nhân khác chủng tộc.
Theo ông Paul Taylor, quan chức của Pew, tình trạng hôn nhân khác chủng tộc ở Mỹ trước đây là một điều bất hợp pháp rồi sau đó là cấm kỵ và đến nay thì trở nên bình thường hơn trong mắt mọi người.
Báo cáo dựa trên những dữ liệu lịch sử và số liệu từ khảo sát cộng đồng Mỹ hàng năm từ 2008-2010 của Cục điều tra dân số cho thấy những thay đổi trong hành vi, thái độ, nhân khẩu học và cả nhập cư đã góp phần vào xu hướng hôn nhân trên.
Đặc biệt, thái độ của người Mỹ đã có sự thay đổi rõ rệt từ khi tòa án tối cao tuyên bố luật chống kết hôn khác chủng tộc được đưa ra khỏi hiến pháp năm 1967. Cho đến lúc đó, người da trắng vẫn còn bị cấm kết hôn với những người da màu ở 16 tiểu bang.
Ông Daniel Lichter, một nhà xã hội học thuộc đại học Cornell, cho rằng tỉ lệ hôn nhân khác chủng tộc tăng lên cho thấy nam giới và cả nữ giới thuộc các chủng tộc khác nhau đang có nhiều khả năng tiếp xúc với nhau hơn trong quá khứ khi họ có cơ hội ngang bằng nhau ở một khu phố, trường học hay nơi làm việc. Tỉ lệ này còn được thúc đẩy bởi làn sóng nhập cư những năm gần đây, với những thế hệ người Mỹ gốc Tây Ban Nha hay gốc Á đang bước vào tuổi cặp kê.
Những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người ở tuổi dưới 30, có xu hướng nhìn thoáng hơn về hôn nhân khác chủng tộc so với những người lớn tuổi. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, những người tốt nghiệp đại học nhìn nhận hôn nhân khác chủng tộc dưới góc độ tích cực hơn so với những người chỉ tốt nghiệp trung học.
Hơn 40% các cuộc hôn nhân ở Hawaii là hôn nhân khác chủng tộc, tỉ lệ cao nhất trong các bang ở Mỹ. Các cặp vợ chồng này cũng được hưởng những quyền lợi tương tự những cặp vợ chồng kết hôn cùng chủng tộc, độ tuổi kết hôn của họ cũng gần nhau.
Tuy nhiên, khi tỉ lệ hôn nhân khác chủng tộc tăng lên ở Mỹ, tỉ lệ kết hôn ngoài nhóm chủng tộc lại giảm ở người gốc châu Á, từ 31% năm 2008 còn 28% năm 2010. Jen Kim và Jason Ma là một cặp người Mỹ gốc Hàn Quốc mới cưới nhau năm ngoái. Ma cho biết anh đã từng hẹn hò cả người da trắng lẫn người châu Á, nhưng cuối cùng anh chọn cưới người cùng gốc Hàn Quốc vì "tiện cho hai bên cha mẹ gặp nhau và cũng tiện cả đi ăn uống hay giải trí nữa".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét