Sự kiện: Vụ án LÊ VĂN LUYỆN
Đại tá Nguyễn Văn Dư: "Sau này cũng phải kiến nghị, xem xét bổ sung luật pháp như thế nào cho hợp lý...".
"Sau này cũng phải kiến nghị, xem xét bổ sung luật pháp như
thế nào cho hợp lý, nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Về góc độ công
an điều tra, thông qua việc này cũng phải tham mưu, đề xuất để cấp ủy
chính quyền các ngành phải phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở lứa
tuổi này". - Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
khẳng định sau 1 tuần xét xử Lê Văn Luyện.
Sau 5 tháng kể từ ngày vụ án gây rung động dư luận xảy ra, chiều 11-1, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt Lê Văn Luyện, hung thủ trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng mức hình phạt dành cho Lê Văn Luyện là 18 năm tù.
Đây là mức án cao nhất có thể áp dụng dành cho "sát thủ máu lạnh này".
Mặc dù, tại phiên tòa, cơ quan công tố cũng đã nêu rõ: "Hành vi phạm tội của Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo. Nhưng do khi gây án bị cáo chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng, 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt sẽ không quá 18 năm".
Mức án 18 năm tù mà TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt Lê Văn Luyện là đúng luật nhưng đã gây nên một luồng dư luận bức xúc trong xã hội vì hành vi của Luyện hết sức dã man.
Trao đổi với PV chiều ngày 17-1, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, người trực tiếp tham gia điều tra, phá án trong vụ án Lê Văn Luyện cũng nhận định đây là vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều ông trăn trở là phải có biện pháp để ngăn chặn tội ác tương tự tái diễn một lần nữa, nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên.
Theo Đại tá Dư: "Đối tượng của vụ án đã bị bắt, đưa ra xét xử trước hết là vạch mặt kẻ phạm tội, làm rõ bản chất tội phạm; thứ hai trên cơ sở đó cũng thấy được ý thức phục vụ nhân dân của công an. Nhất là về phía gia đình người bị hại, họ cũng đã phấn khởi khi tìm ra thủ phạm.
Chỉ có điều, quá trình xét xử là do các cơ quan tố tụng khác chứ không riêng công an làm được và cần phải dựa vào luật.
Kể ra, tính chất dã man của hành vi, hậu quả nghiêm trọng của Lê Văn Luyện phải được xử lý bằng các hình thức rất cao nhưng vì luật quy định như vậy nên phải theo luật pháp.
Thông qua việc này, chúng tôi cũng an ủi rằng, mục đích chính của chúng ta là phải làm rõ sự thật, như vậy là tốt, phấn khởi rồi. Còn qua vụ việc này, cho thấy cần phải có những biện pháp phòng ngừa đối với lứa tuổi này. Không thể để lứa tuổi này cứ vin vào luật mà làm như thế được".
Từ đó, Đại tá Dư cho rằng cần phải xem xét, bổ sung luật pháp một cách hợp lý để ngăn ngừa những vụ án tương tự xảy ra.
"Trên cơ sở đó, sau này phải kiến nghị, xem xét bổ sung luật pháp như thế nào cho hợp lý. Nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Ở góc độ công an, thông qua việc này, cần phải tham mưu, đề xuất để cấp ủy chính quyền các ngành phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở lứa tuổi này", Đại tá Dư nhấn mạnh.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Công Hồng, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, không nên đặt vấn đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo ông Hồng, quan điểm của Đảng, Nhà nước là đang tiến tới xu hướng giảm dần và loại bỏ hẳn án tử hình. Trong khi đó những đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi vẫn có thể cải tạo và giáo dục thành người có ích được.
"Phải nói rằng khi chúng ta xây dựng Bộ luật hình sự năm 1985 và sửa đổi cơ bản vào năm 1999 thì chưa có vụ án nào cực kỳ nghiêm trọng như vụ do Lê Văn Luyện gây ra. Quan điểm khi xây dựng pháp luật hình sự của Việt Nam và cũng là quan điểm phổ biến trên thế giới là không phạt tử hình đối với người phạm tội chưa thành niên.
Nhiều quốc gia đã không còn án tử hình, và nếu còn cũng không áp dụng với người chưa thành niên. Các nhà lập pháp cho rằng đối tượng này còn có thể cải tạo, giáo dục thành người có ích.
Trường hợp Lê Văn Luyện quả là hết sức cá biệt với hành vi giết người lạnh lùng, dã man, phi nhân tính. Tôi rất chia sẻ với gia đình nạn nhân và những bức xúc của dư luận xã hội rằng với tội ác dã man như vậy mà hình phạt chỉ là 18 năm là không thỏa đáng.
Tuy nhiên, tôi cho rằng không nên đặt vấn đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta cũng cùng chung với xu hướng tiến bộ trên thế giới là ngày càng giảm dần và tiến tới bỏ hẳn hình phạt tử hình. Cần phải nói thêm rằng, ở những nước có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn ta, họ đã bỏ hình phạt tử hình, cũng không phải là không từng xảy ra những tội ác dã man", ông Hồng nói.
Sau 5 tháng kể từ ngày vụ án gây rung động dư luận xảy ra, chiều 11-1, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt Lê Văn Luyện, hung thủ trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng mức hình phạt dành cho Lê Văn Luyện là 18 năm tù.
Đây là mức án cao nhất có thể áp dụng dành cho "sát thủ máu lạnh này".
Mặc dù, tại phiên tòa, cơ quan công tố cũng đã nêu rõ: "Hành vi phạm tội của Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo. Nhưng do khi gây án bị cáo chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng, 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt sẽ không quá 18 năm".
Mức án 18 năm tù mà TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt Lê Văn Luyện là đúng luật nhưng đã gây nên một luồng dư luận bức xúc trong xã hội vì hành vi của Luyện hết sức dã man.
Trao đổi với PV chiều ngày 17-1, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, người trực tiếp tham gia điều tra, phá án trong vụ án Lê Văn Luyện cũng nhận định đây là vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều ông trăn trở là phải có biện pháp để ngăn chặn tội ác tương tự tái diễn một lần nữa, nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên.
Theo Đại tá Dư: "Đối tượng của vụ án đã bị bắt, đưa ra xét xử trước hết là vạch mặt kẻ phạm tội, làm rõ bản chất tội phạm; thứ hai trên cơ sở đó cũng thấy được ý thức phục vụ nhân dân của công an. Nhất là về phía gia đình người bị hại, họ cũng đã phấn khởi khi tìm ra thủ phạm.
Chỉ có điều, quá trình xét xử là do các cơ quan tố tụng khác chứ không riêng công an làm được và cần phải dựa vào luật.
Kể ra, tính chất dã man của hành vi, hậu quả nghiêm trọng của Lê Văn Luyện phải được xử lý bằng các hình thức rất cao nhưng vì luật quy định như vậy nên phải theo luật pháp.
Thông qua việc này, chúng tôi cũng an ủi rằng, mục đích chính của chúng ta là phải làm rõ sự thật, như vậy là tốt, phấn khởi rồi. Còn qua vụ việc này, cho thấy cần phải có những biện pháp phòng ngừa đối với lứa tuổi này. Không thể để lứa tuổi này cứ vin vào luật mà làm như thế được".
Từ đó, Đại tá Dư cho rằng cần phải xem xét, bổ sung luật pháp một cách hợp lý để ngăn ngừa những vụ án tương tự xảy ra.
"Trên cơ sở đó, sau này phải kiến nghị, xem xét bổ sung luật pháp như thế nào cho hợp lý. Nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Ở góc độ công an, thông qua việc này, cần phải tham mưu, đề xuất để cấp ủy chính quyền các ngành phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở lứa tuổi này", Đại tá Dư nhấn mạnh.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Công Hồng, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, không nên đặt vấn đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo ông Hồng, quan điểm của Đảng, Nhà nước là đang tiến tới xu hướng giảm dần và loại bỏ hẳn án tử hình. Trong khi đó những đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi vẫn có thể cải tạo và giáo dục thành người có ích được.
"Phải nói rằng khi chúng ta xây dựng Bộ luật hình sự năm 1985 và sửa đổi cơ bản vào năm 1999 thì chưa có vụ án nào cực kỳ nghiêm trọng như vụ do Lê Văn Luyện gây ra. Quan điểm khi xây dựng pháp luật hình sự của Việt Nam và cũng là quan điểm phổ biến trên thế giới là không phạt tử hình đối với người phạm tội chưa thành niên.
Nhiều quốc gia đã không còn án tử hình, và nếu còn cũng không áp dụng với người chưa thành niên. Các nhà lập pháp cho rằng đối tượng này còn có thể cải tạo, giáo dục thành người có ích.
Trường hợp Lê Văn Luyện quả là hết sức cá biệt với hành vi giết người lạnh lùng, dã man, phi nhân tính. Tôi rất chia sẻ với gia đình nạn nhân và những bức xúc của dư luận xã hội rằng với tội ác dã man như vậy mà hình phạt chỉ là 18 năm là không thỏa đáng.
Tuy nhiên, tôi cho rằng không nên đặt vấn đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta cũng cùng chung với xu hướng tiến bộ trên thế giới là ngày càng giảm dần và tiến tới bỏ hẳn hình phạt tử hình. Cần phải nói thêm rằng, ở những nước có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn ta, họ đã bỏ hình phạt tử hình, cũng không phải là không từng xảy ra những tội ác dã man", ông Hồng nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét